Bảo Hiểm Khoản Vay Là Gì? Có Bắt Buộc Mua Bảo Hiểm Gói Vay Không?



Khi đăng ký vay tiền theo hình thức tín chấp tại các đơn vị cho vay. Người vay thường được tư vấn về bảo hiểm khoản vay. Mặc dù vậy, không phải người vay nào cũng được tư vấn rõ ràng và cụ thể về vấn đề này. Việc không được tư vấn rõ ràng về bảo hiểm khoản vay và vai trò khi mua bảo hiểm cho các khoản vay đôi khi sẽ dẫn đến các vấn đề phát sinh không đáng có. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể cùng vaynhanhonline tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm khoản vay là gì và có nhất thiết phải mua bảo hiểm cho các gói vay của mình hay không.

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là gì?
Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay gói bảo hiểm được cung cấp với mục đích đảm bảo cho khoản vay vốn của khách hàng vẫn chi trả đúng thời hạn khi khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng trả nợ vì một lý do bất khả kháng nào đó.



Cụ thể, nếu trong thời gian thanh toán khoản nợ, khách hàng bất ngờ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn. Công ty bảo hiểm sẽ là đơn vị đứng ra trả nợ thay cho khách hàng cho đến khi hoàn tất toán xong tiền nợ.

Thông thường, bảo hiểm khoản vay chỉ áp dụng cho các hợp đồng vay tiền theo hình thức tín chấp là chủ yếu.

Mua bảo hiểm khoản vay có lợi ích gì?

bảo hiểm khoản vay là gì
Mua bảo hiểm khoản vay có lợi ích gì?

Khi khách hàng vay tiền và mua bảo hiểm cho khoản vay sẽ nhận được khá nhiều lợi ích của dịch vụ này mang lại. 

  • Đầu tiên là hạn chế tối đa rủi ro cho ngân hàng khi xét duyệt cho khách hàng vay tín chấp
  • Tiếp theo, công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ khoản nợ cho khách hàng khi xảy ra vấn đề gì đối với người vay trong quá trình thanh toán nợ
  • Khi mua bảo hiểm cho gói vay, điểm tín dụng của khách hàng cũng tăng cao. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để các đơn vị cho vay xét duyệt hồ sơ vay tiền của khách hàng.

Khách hàng có bắt buộc phải mua bảo hiểm gói vay không?

Bảo hiểm khoản vay là gì? có bắt buộc không
Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không

Theo quy định tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN đưa ra vào ngày 31/12/2001 được ban hành bởi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy định nêu rõ, không bắt buộc người vay tiền phải mua các loại bảo hiểm liên quan đến khoản tiền đăng ký vay.

Vì vậy, việc quyết định có mua bảo hiểm khoản vay hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào khách hàng trên tinh thần tự nguyện. Người đăng ký vay tiền có thể dựa vào điều kiện kinh tế của bản thân, khả năng tài chính để quyết định.

Chi phí của bảo hiểm khoản vay là bao nhiêu?

Hầu hết các đơn vị cho vay tiền theo hình thức tín chấp trên thị trường hiện nay đều áp dụng mức phí bảo hiểm khoản vay dao động từ 5% – 6%/số tiền vay.

Tuy nhiên, mỗi đơn vị cho vay sẽ có sự chênh lệch nhỏ. Để đảm bảo, khách hàng khi có nhu cầu vay tiền tại đơn vị nào thì nên tìm hiểu kỹ thông tin, nắm rõ mức phí bảo hiểm là bao nhiêu trước khi đưa ra quyết định có mua bảo hiểm khoản vay hay không.

Cách tính chi phí bảo hiểm gói vay

Cách tính chi phí bảo hiểm gói vay
Cách tính chi phí bảo hiểm gói vay

Cách tính chi phí bảo hiểm của các gói vay khách hàng muốn đăng ký vay khá đơn giản. Khách hàng có thể tham khảo cách tính sau:

Phí bảo hiểm khoản vay = Số tiền vay x mức phí bảo hiểm

Ví dụ: Khách hàng cần vay 100 triệu, mức phí bảo hiểm cho các gói vay là 5%. Như vậy, phí bảo hiểm sẽ được tính như sau:

100.000.000 x 5% = 5.000.000

Vậy, phí bảo hiểm cho gói vay 100 triệu đồng của khách hàng sẽ là 5 triệu.

Kết luận

bảo hiểm khoản vay là gì
Bảo hiểm khoản vay là gì

Với những thông tin chi tiết chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Mong rằng, bạn đọc đang tìm hiểu về bảo hiểm khoản vay sẽ có được đáp án cho câu hỏi “bảo hiểm khoản vay là gì”. Có thêm một số thông tin chi tiết về lợi ích khi mua bảo hiểm cho gói vay, bảo hiểm cho khoản vay có thật sự bắt buộc hay không và cách để tính chi phí bảo hiểm cho khoản tiền sẽ vay tại tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Bình Chọn post

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Mở Tài Khoản Internet Banking – ShinhanBank Online Tại Nhà

Với thời buổi công nghệ hiện đại, bạn hoàn toàn có thể đăng ký mở [...]

Vay Tín Chấp Lần 2 Fe Credit Cần Những Điều Kiện Và Thủ Tục Ra Sao

Vay tín chấp lần 2 Fe Credit có gì khác hơn so với lần 1, [...]

Cake by Vpbank: Ngân Hàng Số Thời Đại Mới [Hướng Dẫn Chi Tiết]

Dịch vụ ngân hàng số ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *