Khi bị lấy cắp thông tin cá nhân để vay tiền, người bị hại có phải trả nợ?



Khi việc cho vay tiền nhanh trở nên đơn giản, dễ dàng chỉ với những thủ tục dễ dàng. Chỉ với giấy chứng minh nhân dân và số điện thoại, người dùng đã có thể thực hiện vay tiền tại một vài các công ty tài chính. Tuy nhiên, cũng vì sự lỏng lẻo này, nhiều người đã bị đánh cắp thông tin vay để vay tiền. Vậy, những người bị đánh cắp thông tin có phải trả nợ không?

Người bị hại có cần phải trả nợ khi bị đánh cắp thông tin để vay tiền không?

Theo quy định trong Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 có định nghĩa về hợp đồng vay vốn, tài sản như sau:



“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Theo như những quy định trên, mối quan hệ vay tiền chỉ hình thành và hợp pháp khi có sự thỏa thuận, đồng ý của các bên là bên cho vay và bên vay.

bị lấy cắp thông tin cá nhân

Ngoài ra, trong khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự cũng quy định cụ thể về những nghĩa vụ trả nợ của phía vay tiền chính xác như sau:

“Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Theo đúng như quy định này, nợ sẽ chỉ được thanh toán khi cả hai phía đều có thỏa thuận về vấn đề vay tiền và người vay tiền sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ theo đúng quy định.

Như vậy, đối với những trường hợp người dân lấy cắp thông tin để thực hiện các thủ tục vay tiền bằng chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hay số điện thoại…không có nghĩa vụ trả nợ bởi thực tế không hề vay tiền.

Tuy vậy, những người bị hại, bị lấy cắp thông tin để vay tiền phải chứng minh được rằng, bản thân không phải là người thực hiện thực hiện việc vay tiền.

Ở thời điểm hiện tại, các hoạt động cho vay tiền thông qua các app ứng dụng rất phổ biến. Những thông điệp mời chào hấp dẫn, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng, không thẩm định…

Viện các thủ tục vay tiền diễn ra quá đơn giản là cơ hội để nhiều kẻ gian lợi dụng, đánh cắp thông tin của người khác để thực hiện các hành vi vay tiền và không trả nợ.

Như vậy, để tránh tình trạng bị kẻ gian đánh cắp thông tin và thực hiện các hàng vi vay nợ. Mỗi một cá nhân đều phải cảnh giác để tránh trường hợp bị đánh cắp thông tin CMND/CCCD và trở thành nạn nhân mang những khoản nợ bản thân không  biết đến.

Làm gì khi không thực hiện vay tiền nhưng bị đòi nợ?

Những người bị lấy cắp thông tin để vay tiền thường bị các công ty tài chính, nơi kẻ gian thực hiện vay tiền bằng thông tin giả áp dụng nhiều hình thức đòi nợ khác nhau. 

Tuy vậy, theo những thông tin đã nói ở trên, không có sự thỏa thuận vay tiền giữa bên vay và bên cho vay thì người bị đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền không có nghĩa vụ phải trả nợ. Đồng thời có thể yêu cầu bên đòi nợ xuất trình các thủ tục, chứng từ cho vay tiền.

Trong trường hợp này, người bị đòi nợ cũng có thể trình báo vụ việc lên các cơ quan công án để được điều tra và làm rõ thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công an và Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Lúc này, vụ việc sẽ được tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin cá nhân.

Các cơ quan mà người bị hại có thể đến trình báo khi bị trở thành nạn nhân của những khoản nợ không vay như:  

  • Các cơ quan công an xã, phường hay thị trấn: Đây là đơn vị có nhiệm vụ sẽ phân loại và xử lý các thông tin về các hành vi vi phạm, tội phạm.
  • Các cơ quan công an cấp huyện: Đây là đơn vị sẽ có nhiệm vụ điều tra những vụ án về tội phạm, hình sự thuộc thẩm quyền điều tra và xét xử của tòa án cấp huyện.
  • Các cơ quan công án cấp tỉnh: Đây là đơn vị chịu trách nhiệm điều tra những vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án cấp tỉnh, các vụ án quan trọng và có các yếu dính líu đến nước ngoài.

Để tránh xảy ra những trường hợp bị lấy cắp thông tin, mỗi người đều cần phải cảnh giác, không cung cấp số chứng minh cũng như các thông tin liên quan với bất kỳ ai để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Khi lấy cắp thông tin cá nhân của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?

lấy cắp thông tin cá nhân

Đối với những đối tượng thực hiện các hành vi lấy cắp thông tin cá nhân sẽ xử lý theo khoản 5 Điều 3 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP có định nghĩa thông tin cá nhân cụ thể là:

“Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số CMND, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.”

Vì vậy, những đối tượng đánh cắp thông tin cá nhân của người khác sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự việc sử dụng thông tin, bí mật cá nhân khi không được cho phép sẽ bị xử lý theo:

Bị xử phạt hành chính

Những đối tượng sử dụng trái phép thông tin của người khác sẽ bị phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đúng theo điểm c khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. 

Bị bồi thường thiệt hại

Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự có quy định rất rõ ràng về vấn đề xử phạt khi lấy cắp thông tin:

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Vậy nên, các hoạt động lấy cắp thông tin cá nhân để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau thì sẽ phải bồi thường cho người chịu thiệt hại. Chi phí bồi thường sẽ được trao đổi và quyết định bởi người lấy cắp thông tin và người bị lấy cắp thông tin.

Như vậy, trên đây là một số những thông tin chi tiết nhất về câu hỏi có phải trả nợ không khi bị đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền mà https://vaynhanhonline.com.vn chúng tôi tổng hợp và gửi đến bạn đọc

Theo:luatvietnam.vn

Bình Chọn post

Bài viết liên quan

Camdonhanh Cầm Đồ OnLine Có Uy Tín? Lãi Suất Ra Sao

Camdonhanh là đơn vị nhận cầm cố tài sản online uy tín, chất lượng nhất [...]

Viettel Money Là Gì? Tiện Ích Và Sử Dụng Ra Sao?

Vớ thời buổi công nghệ số hiện đại, các giao dịch thường được thực hiện [...]

Moneycat Bị Bắt Vì Cho Vay Nặng Lãi? Thông Tin Sự Thật Đằng Sau

Với xu hướng vay tiền online ngày càng phát triển, các app vay tiền xuất [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *