Tại sao không vay tiền nhưng vẫn bị nợ xấu tại FE Credit?



Tình trạng làm giả chứng minh nhân dân (CMND) của một cá nhân, người sở hữu CMND để hoàn tất hồ sơ, thủ tục vay vốn, sử dụng tài khoản ngân hàng có cùng tên với người bị làm giả, những kẻ lừa đảo đã có thể nhận được tiền từ các công ty tài chính cho vay tiêu dùng.

Sau khi có thông tin phản ánh của anh Nguyễn Ngọc Q tại Hà Nội về việc chưa từng làm thủ tục vay vốn, vay tiêu dùng nào. Tuy nhiên anh lại nhận được những thông báo về việc đang có những khoản nợ xấu tại FE Credit. Đại diện của FE Credit và anh Q đã có một buổi làm việc và giải quyết vấn đề này vào ngày 4/3 vừa qua.



Trong buổi làm việc, anh Q đã cung cấp những thông tin cá nhân chính xác để đối chiếu với với thông tin trong hợp đồng vay tiêu dùng. Tuy nhiên, theo sự đối chiếu, kết quả nhận được ban đầu ghi nhận phần lớn các thông tin trên hợp đồng đều không khớp với những thông tin cá nhân của anh Q.

không vay tiền nhưng vẫn bị nợ xấu tại FE Credit
Tại sao không vay tiền nhưng vẫn bị nợ xấu tại FE Credit?

Nghi ngờ hồ sơ vay bị làm giả

Trong trong hồ sơ vay vốn bị làm giả tên anh Q. Hầu hết các thông tin về giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, thông tin nhận dạng trên khuôn mặt trên giấy cũng minh được cung cấp trong hồ sơ đều không trùng khớp.

Nguyên nhân khiến anh Q trở thành nạn nhân khi không thực hiện vay vốn nhưng vẫn bị báo nợ là do những kẻ lừa đảo đã sử dụng chứng minh nhân dân và tên họ tên của anh để làm giải hồ sơ vay.

Ngoài ra, sau khi hoàn tất các thủ tục vay vốn, kẻ lừa đảo conf dùng một tài khoản ngân hàng trùng tên với anh Q để nhận được tiền giải ngân từ công ty tài chính. Khi đã nhận được tiền, đối tượng lừa đảo không thực hiện trả nợ khiến cho khoản nợ chuyển thành nợ xấu.

Khi kẻ lừa đảo sử dụng số CMND và tên của anh Q để thực hiện hồ sơ vay vốn và không trả nợ, những thông tin cá nhân lưu trữ tại Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia (CIC) đều là của anh Q với họ tên, số chứng minh nhân dân.

Đối với trường hợp này, trong buổi làm việc, đại điện của FE Credit cũng cho rằng anh Q đã bị lấy cắp thông tin cá nhân, làm giả CMND để thực hiện khoản vay tại FE Credit.

Ngoài ra, hình thức vay của hợp đồng này là vay qua app mobile, các bước xác minh đều thực hiện online nên khi thực hiện thủ tục, các thông tin vẫn được kẻ lừa đảo cung cấp đầy đủ về hình ảnh chân dung, thông tin cá nhân để vay tiền. Điều này dẫn đến tình trạng hồ sơ cho vay được phê duyệt mà không biết bị làm giả.

Ngoài ra, việc thực hiện vay qua app, giải ngân vốn vay thông qua tài khoản ngân hàng, kẻ lừa đảo đã tinh vi khi sử dụng một tài khoản cùng tên với tên của anh Q để qua mặt những người phê duyệt khoản vay.

Đối với trường hợp của anh Q, FE Credit cho biết có thể xử lý, tuy nhiên công ty cũng cần đối chiếu, xác minh thêm giữa những thông tin anh Q cung cấp với những thông tin trên hợp đồng vay. Trong trường hợp những thông tin anh Q cung cấp chính xác, FE Credit sẽ xóa khoản tiền vay cũng như thông báo CIC xóa bỏ thông tin về nợ xấu của anh Q đồng thời có công văn để trả lời trực tiếp cho khách hàng.

Anh Q. chia sẻ: “Phía FE Credit cho biết sẽ xác minh, đối chiếu thông tin tôi cung cấp với thông tin trên hợp đồng tín dụng đã cho vay. Họ hẹn trong 2-3 ngày làm việc sẽ có câu trả lời chính thức”.

nợ xấu tại FE Credit

Điều quan trọng nhất là giải quyết rủi ro phát sinh các trường hợp tương tự

Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, những hoạt động cho vay tiêu dùng có nguy cơ rủi ro cao hơn rất nhiều so với việc cho vay qua ngân hàng. Nguyên nhân chính là do nhóm khách hàng mà các công ty cho vay tiêu dùng hướng đến đều không đạt chuẩn cho vay của các ngân hàng.

Quy trình thủ tục cho vay và giải ngân vốn của các công ty cho vay tiêu dùng cũng đơn giản và dễ dàng hơn nhiều so với các ngân hàng. Chính điều này đã khiến cho những kẻ lừa đảo lợi dụng và thực hiện các hành làm giả hợp đồng, thông tin để vay vốn. 

Theo chia sẻ của một chuyên gia cho biết, hầu hết các ngân hàng đều có quy trình cho vay được thực hiện rất chặt chẽ cũng như người vay cần phải đáp ứng đủ các điều kiện ngân hàng đưa ra. Điều này hoàn toàn khác đối với các công ty tài chính vay tiêu dùng khiến cho rủi ro tăng cao và khó thu hồi nợ thâ chí làm giả hồ sơ vay vốn.

Chuyên gia này cũng cho biết thêm, đây là bài toán mà các công ty tài chính cho vay tiêu dùng cần phải giải quyết, đồng thời cần thắt chặt lại quy trình cũng như thủ tục vay vốn để hạn chế tình trạng kẻ gian lợi dụng thực hiện các hành vi  đảo, gian lận để vay vốn.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng: “Hiện các công ty tài chính vẫn phải chấp nhận một tỷ lệ rủi ro nhất định trong vay tiêu dùng đủ để công ty kiểm soát, xử lý được khi rủi ro xảy ra mà vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng”

Theo luật sư Trương Thanh Đức của công ty Luật ANVI cho rằng, đối với các vụ lừa đảo vay vốn tiêu dùng như của anh Q. Đơn vị cho vay cần xem xét lại quy trình cho vay, thẩm định thông tin để hạn chế việc những kẻ lừa đảo lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo và xử lý hậu quả khi rủi ro cho vay xảy ra của công ty FE Credit diễn ra khá chậm.

Luật sư cũng cho rằng, hoạt động cho vay vốn luôn đi kèm với các rủi ro, ngay cả ngân hàng cung không tránh khỏi. Tuy nhiên, các đơn vị cho vay cũng cần phải tính toán và lường trước được rủi ro trước khi thực hiện kinh doanh.

Ông cho biết: “Trong khi đó, phương pháp xử lý hiện nay là cứ ề à, đẩy trách nhiệm nhiều bên. Có trường hợp người dân mấy năm trời đi giải quyết xử lý, hẹn lên, hẹn xuống rồi ký biên bản, mời cả công an, thanh tra vào cuộc nhưng cuối cùng vẫn chưa giải quyết được”.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh thêm rằng, các trường hợp kế trên, bên phía cho vay là người phải chịu toàn bộ trách nhiệm, và những người không liên quan bỗng nhiên bị trở mang nợ xấu cần được xin lỗi và bồi thường.

Đối với những người dân khi mắc phải tình huống kể trên, ông Đức cho rằng người dân luôn ở phía yếu do các khâu khiếu nại, kiến nghị chỉ có thể thực hiện theo quy trình và khá chậm trễ.

Nói về vấn đề cho vay qua app line, ông Đức cung nhấn mạnh thêm rằng, đây là mô hình mang tính rủi ro cao, cao hơn so với hoạt động cho vay trực tiếp. Đi cùng với những rủi ro là tình trạng gian lận, lừa đảo cũng xuất hiện phổ biến hơn.

Hoạt động cho vay tiêu dùng trực tuyến không phải là vấn đề của riêng FE Credit mà còn là vấn đề của tất cả các hệ thống cho vay hiện nay. Và để hạn chế rủi ro, đơn vị cho vay thực hiện đúng quy trình, thủ tục và giải ngân vốn.

Đặc biệt, khi xuất hiện những rủi ro, các công ty tài chính cần có hướng giải quyết nhanh chóng để hạn chế tối đa những liên lụy đến người không liên quan, làm ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng.

Bình Chọn post

Bài viết liên quan

Vietmoney có lừa đảo khách hàng không? lãi suất bao nhiêu?

Vietmoney là đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ cầm đồ uy tín, chất lượng [...]

Easycash Đánh Giá | Vay 18 Triệu 0% Lãi Suất Lần Đầu Có Nên Vay

Hiện nay, hình thức vay tiền online đang được nhiều khách hàng ưa chuộng khi [...]

Cách kiểm tra thông tin cá nhân của mình có bị đánh cắp để vay nợ hay không

Trong khoảng thời gian gần đây, đã có khá nhiều người trở thành con nợ [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *