Mỗi ngân hàng sẽ có một mức lãi suất khác nhau với nhu cầu vay tiền nhanh và hình thức gửi tiết kiệm, khách hàng nên cân nhắc, tìm hiểu thông tin này trước để lựa chọn đúng theo khả năng và nhu cầu.
Với một góc nhìn tổng quan nhất, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng trên hai dịch vụ gửi tiết kiệm và vay vốn. Theo dõi ngay bài viết của vaynhanhonline.com.vn để biết thông tin chi tiết thôi nào!
Cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng theo tháng
Nếu bạn đang có một khoản tiền mà chưa biết đầu tư vào đâu thì cách tốt nhất để tiền không bị chết đó chính là gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Thực tế hiện nay, ngân hàng nào cũng sẽ có nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau, ứng với nó là lãi suất riêng. Nhìn chung sẽ có những hình thức và cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng khi gửi tiết kiệm như sau:
- Gửi không kỳ hạn: Người gửi có thể gửi và rút bất kỳ khi nào.
Số tiền lãi = (Số tiền gửi) x (lãi suất % năm) x (số ngày thực gửi) / 360
- Gửi có kỳ hạn: Bạn sẽ quy định mức kỳ hạn đi kèm và ngân hàng sẽ có mức lãi suất riêng cho từng nhu cầu theo tháng, quý, năm.
Số tiền lãi = (Số tiền gửi) x (lãi suất % năm)/12 x (số tháng gửi)
Tham khảo thêm: TOP Các Ngân Hàng Lớn Nhất Việt Nam
Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng có dịch vụ gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nếu có thì lãi suất cũng không cao, chỉ giao động ở mức 0,2 %. Các ngân hàng vẫn khuyến khích bạn lựa chọn gửi tiết kiệm có kỳ hạn với thời gian gửi cao để nhận lãi suất cao.
Theo thống kế tại các ngân hàng Việt Nam cho thấy, lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn theo tháng thường trong mức từ 2,5 – 4%, nửa năm từ 4 – 6.5%, 1 năm từ 4,5 – 7%.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng
Khác với cách tính lãi suất ngân hàng theo dạng gửi tiết kiệm, dịch vụ vay vốn đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ, với nhiều hình thức tính lãi khác nhau. Để hiểu rõ hơn thì điều đầu tiên hãy cùng xem có các loại lãi suất vay ngân hàng nào đang phổ biến nhất hiện nay.
Các loại lãi suất vay ngân hàng
Sau khi bạn xác định được số tiền mình cần phải vay thì điều quan trọng tiếp theo chính là lựa chọn loại lãi suất phù hợp với tình trạng cá nhân để có thể chi trả đúng yêu cầu. Theo đó, cụ thể có 3 loại lãi suất vay ngân hàng phổ biến hiện nay như sau:
- Lãi suất cố định: Hình thức này sẽ cho mức lãi suất các tháng là như nhau trong thời hạn vay, sẽ không có những biến động giúp bạn tránh được những rủi ro về lãi suất. Đồng thời nắm rõ số tiền lãi hàng tháng mình sẽ phải trả là bao nhiêu.
- Lãi suất thả nổi: Hình thức này bạn sẽ chịu mức lãi suất theo các thay đổi của ngân hàng trong từng thời kỳ. Thông thường nó sẽ được tính bằng tổng của: chi phí vốn + biên độ lãi suất cố định ( hoặc biên độ lãi suất thay đổi). Cách tính này sẽ giúp bạn có thể được hưởng mức lãi suất thấp hơn ban đầu nhưng cũng có nhiều rủi ro nếu bạn vay dài hạn.
- Lãi suất hỗn hợp: Hình thức này là sự kết hợp của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, khách hàng sẽ được áp dụng theo từng thời gian cụ thể và tuân thủ đúng những thỏa thuận trong hợp đồng.
Cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng khi vay vốn
Tùy thuộc vào việc lựa chọn hình thức lãi suất và gói lãi suất mà bạn lựa chọn sẽ có các cách tính khác nhau. Để hiểu đơn giản hơn về cách tính này, đầu tiên bạn sẽ chia số tiền phải trả hàng tháng ra làm 2 phần: Trả nợ gốc và trả lãi.
Số nợ gốc phải trả hàng tháng = Tổng số tiền vay / thời gian vay
Ví dụ: Bạn cần vay 400 triệu trong vòng 72 tháng. Số nợ gốc phải trả hàng tháng cố định = 400 triệu / 72 tháng = 5.555.556 đồng/ tháng
Số tiền lãi phải trả hàng tháng = Số dư nợ x lãi suất vay/ 12 tháng 30 ngày x số ngày thực tế
Ví dụ: Bạn được giải ngân số tiền vay 400 triệu đồng vào ngày 15/3/2020 với gói lãi suất là 8,8%/ năm trong 18 tháng đầu. Ngân hàng chốt sao kê vào ngày 26 hàng tháng
Số tiền lãi = 400.000.000 x 8,8%/12/30 x 11 ngày = 1.075.556 đồng
Từ tháng thứ 2 và các tháng sau nữa, cách tính lãi suất hàng tháng dựa vào công thức sau:
Dư nợ tháng thứ 2 = Dư nợ gốc – dư nợ gốc đã trả
Số tiền lãi phải trả tháng thứ 2 = ( dư nợ gốc) x lãi suất vay/12/30 x tổng số ngày vay trong tháng
Ví dụ: Tháng thứ 2: Số tiền gốc phải trả: 5.555.556
Dư nợ tháng 2 = 400.000.000 – 5.555.556 = 394.444.444 đồng
Số tiền lãi phải trả tháng thứ 2 ( vào ngày 26/4/2020) = 394.444.444 x 8,8%/12/30 x 31 ngày = 2.989.012 đồng
Tổng số tiền phải trả tháng thứ 2 = 5.555.556 + 2.989.012 =8.544.568 đồng
Như vậy cách tính lãi suất ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào số tiền bạn vay, lãi suất lựa chọn và thời gian vay. Nắm được những con số này là bạn sẽ có thể tính toán trước được khoản tiền hàng tháng mình sẽ phải trả là bao nhiêu.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết được cách tính lãi suất ngân hàng theo tháng. Vay Nhanh Online với mức lãi suất cực thấp, cho vay theo thời hạn mong muốn sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng nợ nần.
Bài viết liên quan
Tnex MSB Là Gì? Có Lừa Đảo Người Dùng Hay Không?
Tnex MSB Được chính thức ra mắt vào ngày 11/12/2020. Một trong những ngân hàng [...]
Th11
Trả Góp 0 Đồng Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Hình Thức Mua Trả Góp 0 Đồng
Các câu mời chào mua hàng trả góp 0 đồng, mua hàng trả góp lãi [...]
Th10
TOP 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam xếp hạng mới nhất
Bạn đang cần tìm một ngân hàng lớn uy tín tại Việt Nam, có nhiều [...]
Th10