Các thủ đoạn lừa đảo người dùng thông qua các ứng dụng nhắn tin, các trang mạng xã hội liên tục tăng nhanh đáng báo động. Trong bài viết này, vaynhanhonline sẽ đề cập chi tiết đến lý do người dùng bị lừa đảo vay tiền qua Zalo tăng, các thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua Zalo phổ biến và cách phòng tránh lừa đảo hiệu quả. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết ngay sau đây.
Đôi nét về Zalo
Zalo là trang mạng xã hội được phát triển bởi công ty công nghệ Việt Nam VNG và ra mắt vào năm 2013. Sau quá trình hơn 10 năm hoàn thiện, bổ sung, đến nay Zalo đã trở thành một trong những ứng dụng mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện… phổ biến với hàng triệu người tải, sử dụng.
Tại sao các thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua zalo trở nên phổ biến?
Số lượng người sử dụng Zalo liên tục tăng và trải rộng ở nhiều độ tuổi khác nhau từ người trẻ đến người cao tuổi. Nhiều người trong số này không có quá nhiều hiểu biết về công nghệ và những mánh khóe lừa đảo qua mạng xã hội. Những kẻ lừa đảo thường lợi dụng điểm này để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Các thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua Zalo càng ngày càng tinh vi hơn, khó nhận biết hơn nên số lượng người dùng Zalo bị trúng bẫy lừa đảo vay tiền ngày càng nhiều.
Những thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua zalo thường gặp hiện nay
Dưới đây là một vài hình thức lừa đảo vay tiền qua Zalo bạn nên biết để tránh xa khi gặp phải.
Gửi tin nhắn chào mời vào các hội nhóm vay tiền nhanh, lãi suất thấp
Những kẻ lừa đảo vay tiền qua Zalo thường tạo ra các hội nhóm cho vay tiền nhanh với mức lãi suất hấp dẫn, sau đó spam tin nhắn chào mời đến các tài khoản Zalo khác.
Nhiều người đang cần tiền gấp, có nhu cầu vay tiền online rất dễ rơi vào chiếc bẫy lừa đảo vay tiền qua Zalo với mức lãi cực thấp, vô cùng hấp dẫn này. Tuy nhiên thực tế, nhiều người sau khi đăng ký vay xong mới bắt đầu nhận ra lãi suất thực tế không hề giống với quảng cáo trước đó. Lãi suất thực tế cao hơn rất nhiều có thể gọi là lãi suất cắt cổ.
Chính vì vậy, khi sử dụng Zalo, bạn tuyệt đối không nên tham gia vào các hội nhóm được chào mời, đặc biệt là các nhóm vay tiền để tránh tiền mất tật mang.
Mạo danh đi vay tiền người thân, bạn bè
Mạo danh đi vay tiền người thân, bạn bè cũng là một cách lừa đảo vay tiền qua Zalo rất phổ biến hiện nay. Đối với trường hợp này, đối tượng lừa đảo thường hack tài khoản sau đó dùng tài khoản đó để liên hệ với người thân, bạn bè của người bị hack để vay tiền.
Nhiều người khi nhận được tin nhắn được hỏi vay tiền thường không có nghi ngờ, không xác nhận lại mà cứ thế tiến hành chuyển tiền qua thông tin mà những kẻ này gửi đến, khi phát hiện ra là lừa đảo thì tiền cũng đã mất.
Nhắn tin nhờ chuyển tiền qua Zalo cho người khác
Một cách thức lừa đảo vay tiền qua Zalo khác không thể không kể đến là nhắn tin nhờ chuyển tiền cho người khác. Đối tượng lừa đảo cũng đi hack tài khoản, mạo danh người khác để nhắn tin nhờ bạn bè, người thân trong danh bạ Zalo chuyển tiền giúp đến một tài khoản nào đó và trả lại sau.
Tuy nhiên, gần như tất cả các trường hợp nhờ vả này đều là lừa đảo. Một khi bạn mất cảnh giác, quyết định chuyển tiền đi mà không kiểm tra kỹ sẽ rơi vào bẫy của chúng và bị mất tiền oan.
Vì vậy, khi nhận được bất kỳ tin nhắn nhờ chuyển tiền nào, bạn cũng cần xác nhận kỹ thông tin, đảm bảo chính xác mới tiến hành chuyển tiền đi.
Một số cách phòng tránh bị lừa đảo qua Zalo
Để phòng tránh trường hợp bị lừa đảo vay tiền qua Zalo, những người đang sử dụng tài khoản Zalo để liên hệ cần lưu ý, xem qua một số biện pháp phòng tránh để áp dụng khi có dấu hiệu bị dụ dỗ, lừa đảo vay tiền.
- Không tùy tiện cung cấp thông tin cá nhân cho bất kỳ ai trên Zalo.
- Không chia sẻ mật khẩu ngân hàng với những người khác.
- Không tham gia vào bất kỳ hội nhóm nào khi được mời qua tin nhắn zalo.
- Những tin nhắn từ những người bạn không quen nên bỏ qua hoặc thẳng tay xóa khỏi tài khoản.
- Không nhận lời kết bạn với những người bạn không quen biết ở ngoài đời thật.
- Không nhấn vào bất kỳ đường link nào nhận được qua tin nhắn.
- Tuyệt đối không đăng ký vay tiền khi được tư vấn, mời mọc với các ưu đãi hấp dẫn thông qua Zalo.
- Bạn chỉ nên dùng Zalo như một công cụ nhắn tin miễn phí và bật chế độ chặn tất cả tin nhắn từ người lạ để tránh bị làm phiền từ những tài khoản lừa đảo.
Lời kết
Qua những thông tin chi tiết vaynhanhonline vừa chia sẻ về các thủ đoạn lừa đảo vay tiền qua zalo trong bài viết trên. Bạn đọc đã có thêm được thông tin cần thiết về những hình thức lừa đảo thường gặp qua Zalo hiện nay, các mánh khóe thuyết phục để đưa người vay vào bẫy, từ đó tránh xa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích với bạn đọc.
Bài viết liên quan
[Giải Đáp 2023] Nợ Xấu Có Vay Được Ngân Hàng Chính Sách Không?
Nợ xấu khiến nhiều người gặp khó khăn khi vay tiền tại các ngân hàng [...]
Th11
Ngày Sao Kê Thẻ Tín Dụng VIB Là Ngày Nào? Cách Tra Cứu
Ngày sao kê thẻ tín dụng VIB hiện nay là ngày nào? Làm sao để [...]
Th10
Cách Kiểm Tra Hồ Sơ Vay TPBank TPFico Nhanh Và Chính Xác
Kiểm tra hồ sơ vay TPBank, TPFico rất đơn giản và dễ làm bạn đã [...]
Th11