Được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, kinh tế. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa thật sự hiểu rõ thanh khoản là gì, tính thanh khoản có ý nghĩa như thế nào. Trong bài viết dưới đây, vaynhanhonline.com.vn sẽ giải thích chi tiết để giúp bạn đọc hiểu thêm về khái khăn thanh khoản.
Thanh khoản là gì?
Thanh khoản có tên gọi tiếng anh là Liquidity, đây là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để thể hiện mức độ linh động của một tài sản bất kỳ nào đó được mua vào, bán ra trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của tài sản đó.
Tính thanh khoản có ý nghĩa như thế nào?
Tính thanh khoản có ý nghĩa thể hiện sự linh hoạt an toàn và khả năng chuyển đổi của tài sản, thị trường. Cụ thể như:
- Những tài sản được đánh giá có tính thanh khoản cao là những loại tài sản mà giá trị của nó ít bị thay đổi khi thị trường biến đổi.
- Tính thanh khoản sẽ càng cao khi thị trường hoạt động càng năng động, sôi nổi.
Phân loại các loại tài sản dựa vào tính thanh khoản
Trong lĩnh vực kế toán, tính thanh khoản của các loại tài sản lưu động sẽ được loại từ cao đến thấp. Cụ thể là:
- Tiền mặt
- Đầu tư ngắn hạn
- khoản phải thu
- Ứng trước ngắn hạn
- Hàng tồn kho.
Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất bởi thường được sử dụng để thanh toán trực tiếp và lưu thông hay tích trữ.
Tính thanh khoản của hàng tồn kho xếp cuối cùng bởi hàng hóa cần trải qua thêm nhiều công đoạn khác như phân phối hàng hóa, tiêu thụ, chuyển đổi thành khoản phải thu sau đó mới chuyển thành tiền mặt.
Ngoài ra, chúng khoán cũng là một trong số những loại tài sản có tính thanh khoản cao.
Các loại thanh khoản trên thị trường hiện nay
Thị trường hiện nay chủ yếu thường nhắc đến hai loại thanh khoản chính là thanh khoản ngân hàng và thanh khoản chứng khoán.
Thanh khoản ngân hàng
Thanh khoản ngân hàng là khả năng giải ngân các khoản tín dụng hoặc khả năng rút tiền gửi theo như cam kết của ngân hàng. Tùy thuộc vào nhu cầu và đặc tính, thời gian thanh khoản của ngân hàng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.
Đặc điểm của thanh khoản ngân hàng
Một số đặc điểm chính của thanh khoản ngân hàng gồm có:
Các ngân hàng rất hiếm khi cân bằng được cung – cầu thanh khoản trong một thời điểm cụ thể. Hầu hết ngân hàng đều luôn trong tình trạng thanh khoản là thặng dư hoặc thâm hụt.
Càng có nhiều nguồn vốn được ngân hàng giữ lại để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng sẽ càng thấp. Ngược lại, khi lợi nhuận cao thì ngân hàng thường không đủ vốn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản.
Các tiêu chí đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng
Khả năng thanh khoản của ngân hàng thường được đánh giá dựa vào các tiêu chí được quy định trong điều 11 Thông tư 52/2018/TT-NHNN quy định về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm có:
“1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
-
Tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao bình quân so với tổng tài sản bình quân;
-
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn;
-
Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi
-
Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng có số dư tiền gửi lớn so với tổng tiền gửi.
2. Nhóm chỉ tiêu định tính
-
Tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi;
-
Tuân thủ các quy định pháp luật về ban hành, rà soát, sửa đổi, bổ sung và báo cáo quy định nội bộ về quản lý thanh khoản và tuân thủ các quy định pháp luật khác về quản lý rủi ro thanh khoản.”
Nguồn cung thanh khoản ngân hàng
Thông thường, nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng sẽ dế từ một số nguồn khác nhau như:
- Các khoản tiền gửi ngân hàng nhận được từ người gửi
- Chi phí thu về từ việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng
- Chi phí thu về từ các khoản tín dụng
- Chi phí từ việc bán các loại tài sản đang kinh doanh và sử dụng
- Vay mượn được từ thị trường tiền tệ
Nhu cầu tạo ra thanh khoản ngân hàng
Những hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản cho các ngân hàng sẽ đến từ các hoạt động sau:
- Khi khách hàng rút tiền từ các khoản tiền đã gửi
- Khi khách hàng đăng ký vay vốn
- Khi cần phải thanh toán các khoản phải trả
- Chi phí để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phục vụ người dùng
- Khi thanh toán cổ tức cho các cổ đông
Rủi ro thanh khoản ngân hàng
Đây là rủi r phổ biến trong lĩnh vực tài chính và thường xảy ra khi ngân hàng không có đủ quỹ hoặc các tài sản ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vay tiền hoặc rút tiền của người gửi.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 8 Thông tư 08/2017/TT- NHNN:
“Rủi ro thanh khoản ngân hàng là rủi ro do
-
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn
-
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó.”
Nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản ngân hàng
Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng rủi ro thanh khoản ngân hàng, cụ thể là:
- Do Ngân hàng vay mượn từ các quỹ, các cá nhân, tổ chức để chuyển thành tài sản đầu tư có kỳ hạn
- Do sự thay đổi về lãi suất của các khoản tiền gửi. Khi lãi suất tăng, người gửi tiền đồng loạt rút vốn để đầu tư vào các kênh sinh lợi nhuận cao hơn.
Những thiệt hại từ rủi ro thanh khoản
Một số thiệt hại từ rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng gồm có:
- Ngân hàng phải tìm cách huy động vốn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản khiến cho lãi suất huy động vốn tăng cao.
- Khi ngân hàng cần trả lãi suất cho các khoản vốn đã huy động, những nguồn vốn không thể cho vay để thu lợi nhuận khiến ngân hàng thua lỗ
- Ngân hàng sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền của người dân khi mất đi tính thanh khoản. Từ đó gây ảnh hưởng đến hình ảnh của ngân hàng.
- Gây ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư
- Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
- Làm cho giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân
Những khuyến nghị về giải pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Để hạn chế rủi ro thanh khoản ngân hàng. Một số biện pháp thiết thực được đưa ra như:
Đối với các ngân hàng nhà nước:
- Những ngân hàng thương mại lớn, các ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở
- Những ngân hàng thương mại nhỏ, ngân hàng nhà nước hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn
Đối với ngân hàng thương mại:
- Tuân thủ quy định của ngân hàng để tránh rủi ro
- Xem xét lại cơ cấu danh mục tài sản nợ
- Duy trì một tỷ lệ dự trữ
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động vốn và cho vay
- Quản lý tốt rủi ro về kỳ hạn
- Thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro
Thanh khoản chứng khoán
Tính thanh khoản chứng khoán là khả năng chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại
Rủi ro trong thanh khoản chứng khoán
Không chỉ quan tâm đến tính thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư còn đặc biệt qua tâm đến khả năng bán lại để thu hồi vốn. Khi mã chứng khoán khó tìm được người mua hoặc bán thấp hơn mức giá mua vào tức là mã chứng khoán đó có khả năng phục hồi không tốt và nhà đầu tư sẽ phải chịu lỗ.
Rất nhiều hà đầu tư sở hữu nhiều mã chứng khoán nhưng không bán ra được có nghĩa dây chính là rủi ro thanh khoản trong chứng khoán.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán
Có rất nhiều yếu tố quyết định đến tính thanh khoản của chứng khoán như:
- Tình hình hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động ổn định thì tính thanh khoản chứng khoán cũng sẽ cao, và ngược lại.
- Các chính sách, quy định của nhà nước và các cơ quan quản lý
- Cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế
- Tâm lý của các nhà đầu tư
Khuyến cáo nhằm hạn chế rủi ro
Hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều có mối liên hệ với nhau. Khi thị trường có biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán gây nên tình trạng rủi ro thanh khoản.
Để hạn chế rủi ro thanh khoản chứng khoán, các nhà đầu tư cần xem xét để đảm bảo tính thanh khoản để thu hồi vốn khi thị trường gặp biến động.
Trên đây là một số thông tin về thanh khoản là gì, những kiến thức liên quan đến tính thanh khoản. Hy vọng những chia sẻ trên đây của vaynhanhonline sẽ hữu ích với bạn đọc. Những người đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến tính thanh khoản.
Bài viết liên quan
Trễ Hạn Trả Góp JACCS Bị Phạt Bao Nhiêu? Cách Tính Phí Phạt Mới Nhất
Khi vay tiền trả góp tại công ty tài chính JACCS hat bất kỳ tổ [...]
Th10
Nợ xấu là gì? 5 cấp độ nợ xấu và ảnh hưởng ra sao?
“Nợ xấu là gì” là vấn đề được nhiều người biết đến, nghe đến. Tuy [...]
Th10
Western Union Là Gì? Cách Nhận Chuyển Tiền Qua Western Union
Hiện nay, nhu cầu chuyển nhận tiền quốc tế ngày càng nhiều, vì thế có [...]
Th10